Trang

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

'Bất động sản cần 6 năm để phục hồi'


Theo chuyên gia quốc tế John Sheehan, địa ốc không đủ khả năng tự cứu mình nên cần có sự can thiệp mạnh, đúng thời điểm của Chính phủ. Hiện tại, giá bất động sản chưa về thực nên nhà đầu tư cần chờ đợi.

Ông John Sheehan là một chuyên gia quốc tế rất am hiểu về các danh mục vay của ngân hàng. Ngoài ra, ông là thành viên Tổ chức giám định bất động sản Hoàng Gia (FRICS) của Anh. Ngày 28/2, ông đến Việt Nam và có cuộc trao đổi với báo giới về tình hình thị trường bất động sản cũng như vấn đề về nợ xấu.

Đề xuất cho người nước ngoài mua nhà hạng sang


Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu vừa kiến nghị Chính phủ thí điểm cho người nước ngoài mua nhà hạng sang nhằm góp phần giải quyết hàng tồn kho căn hộ cao cấp trên thị trường Việt Nam. 

Ngày 28/2, tại buổi họp mặt đầu năm giữa doanh nghiệp địa ốc với lãnh đạo Sở Xây dựng TP HCM, ông Châu đã thay mặt Hệp hội Bất động sản thành phố đề xuất ý tưởng trên.
Theo ông Châu, Chính phủ nên xem xét cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam nhằm cải thiện sức mua và tăng thanh khoản cho thị trường địa ốc trong nước. Điều kiện bắt buộc đối với diện được phép sở hữu nhà là giá mua bán không thấp hơn 30 triệu đồng mỗi m2. Tuy nhiên, người nước ngoài chỉ được mua căn hộ trong những dự án được quy hoạch hoàn chỉnh hoặc khu vực được UBND cấp tỉnh cấp phép.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM đề xuất nên thí điểm cho người nước ngoài mua nhà hạng sang tại Việt Nam. Ảnh: Vũ Lê
Hiệp hội Bất động sản TP HCM đề xuất nên thí điểm cho người nước ngoài mua nhà hạng sang tại Việt Nam. Ảnh: Vũ Lê

Doanh nghiệp địa ốc e dè với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng


Xác định đúng đối tượng hưởng ưu đãi lãi suất 6% và minh bạch khi triển khai là yêu cầu rất quan trọng để gói hỗ trợ của Chính phủ phát huy hiệu quả, theo ý kiến của doanh nghiệp bất động sản.

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty tư vấn Bất động sản Navigat đánh giá việc hỗ trợ lãi suất 6% trong 3 năm cho nhà ở xã hội và nhà ở thương mại diện tích 70m2 trở xuống, giá bán không quá 15 triệu đồng mỗi m2 là nỗ lực lớn của Chính phủ. "Chính sách này có thể là một cú hích để thị trường bất động sản có những chuyển biến nhất định, đồng thời là liều thuốc trợ lực không nhỏ cho những người mua nhà đang gặp khó khăn về tài chính", ông Quang nhìn nhận.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

“Thị trường bất động sản sẽ chuyển biến tích cực hơn”

Thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo khó khăn của nhiều lĩnh vực khác, tác động xấu đến hệ thống tín dụng, gây bất ổn cho kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chưa bao giờ Chính phủ lại quan tâm đến thị trường bất động sản như hiện nay. Không chỉ Bộ Xây dựng mà cả Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan, các địa phương đã vào cuộc rất tích cực đưa ra hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường này. 

Nhân dịp đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn về các nội dung trên.

Phó thủ tướng: “Rất khó để hạ nhiệt giá nhà”

Trước cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản cuối tuần qua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đã có một bức thư dài 5 trang gửi đến các quan chức của Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ban chỉ đạo…, trong đó nói rõ nhưng suy tư của mình về thực tại thị trường bất động sản hiện nay.

Doanh nghiệp địa ốc và kinh nghiệm “thoát hiểm”


Thị trường bất động sản trầm lắng từ hơn hai năm nay, hàng trăm doanh nghiệp được cho là đang lao đao do thanh khoản sụt giảm một cách nghiêm trọng.
Thế nhưng trong đám mây màu xám, vẫn có những doanh nghiệp không những “thoát hiểm”, mà còn gặt hái những kết quả mà ngay cả họ cũng không nghĩ sẽ có được.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

“Bán tháo” bất động sản: Có nên mua căn hộ xây thô?


“Giá nào cũng bán” là câu cửa miệng mà nhiều người hay nói về thị trường chung cư hiện nay. Bởi mức giá được chủ đầu tư đưa ra chênh nhau nhiều triệu đồng/m2 cho cùng một tòa nhà, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng cũng như mức độ hoàn thiện của mỗi căn hộ.

Kết quả khảo sát của Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh tại 80 tòa nhà chung cư ở Hà Nội cho thấy, một lượng khách không nhỏ sau khi nhận căn hộ đều muốn đầu tư thêm một khoản để sửa sang phù hợp mục đích sử dụng của mình. 

Chính sách nào hỗ trợ bất động sản?

Năm 2012, chỉ tính riêng ngành xây dựng, bất động sản đã có 17.000 doanh nghiệp thua lỗ (năm 2011 là 14.998 doanh nghiệp). Ngoài ra, tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản phải dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637 doanh nghiệp (năm 2011 là 2.411 doanh nghiệp).

So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt  động, giải thể tăng 6,2%, riêng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng 24,1%. Từ đó, ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, thu ngân sách nhà nước, gây đình trệ  sản xuất cho nhiều ngành nghề khác làm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội. 

Bởi vậy, việc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản được coi là tâm điểm của năm 2013. 

Cuộc đua săn bất động sản giá mềm

Theo dự báo của nhiều công ty nghiên cứu thị trường, hoạt động mua bán dự án bất động sản trong năm nay sẽ diễn ra mạnh mẽ, với lợi thế thuộc về những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính.

Thực tế này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp bất động sản tái cơ cấu lại các danh mục đầu tư của mình, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư đang có ý định săn lùng các dự án, cổ phần của các doanh nghiệp uy tín.

Mới đây, Công ty Phát triển nhà Thủ Đức thông báo đã thoái vốn thành công tại dự án Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) với giá trị chuyển nhượng 80 tỷ đồng.

Cần thêm “cửa” cho người nước ngoài mua nhà, đất


Sau 5 năm, đến nay quy định thí điểm cho người nước ngoài mua nhà tại VN đã hết hiệu lực nhưng mới có hơn 400 người mua được nhà.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản kiến nghị nhà nước nên rộng “cửa” với đối tượng này để tăng cầu cho thị trường.

Quá ít người mua được nhà

Theo Cục Đăng ký và thống kê (thuộc Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường) tính đến ngày 1.2.2013, cả nước có 427 trường hợp người VN định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà tại VN. TP.HCM có số người nước ngoài được mua nhà nhiều nhất, với 342 trường hợp. Kết quả này rất thấp khi cả nước có hơn 80.000 người nước ngoài sinh sống và làm việc.

“Đừng bi kịch hóa thị trường bất động sản!”



“Ai có thể khẳng định rằng khi các doanh nghiệp bất động sản được hưởng các ưu đãi của Chính phủ, họ sẽ hạ giá bán nhà?”...

“Nợ xấu từ thị trường bất động sản không phải là xấu nhất so với một số ngành khác và không phải là nếu không được Nhà nước cứu thì doanh nghiệp bất động sản sẽ đồng loạt chết, kéo theo nền kinh tế lao đao! Đừng “bi kịch hóa” thị trường này!”, TS. Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nêu quan điểm.

Ngân hàng nan giải việc phát mại nhà đất


Nhận thế chấp các dự án chưa đầy đủ về mặt pháp lý, các ngân hàng đang phải đối mặt với hệ lụy lớn việc bán phát mại không được, thu hồi cũng không có cách xử lý.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu các ngân hàng.
Để nắm bắt thêm bản chất của vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với LS, chuyên gia tài chính ngân hàngTrương Thanh Đức.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Địa ốc khó vượt bão ngay năm nay


Nợ xấu tăng cao, hàng tồn dồn ứ, lãi suất không ổn định cộng thêm chính sách có độ trễ quá lớn là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp bất động sản tỏ ra bi quan về cơ hội vượt khủng hoảng trong năm 2013.

Ngày 28/2, tại cuộc họp mặt đầu năm do Hiệp hội Bất động sản TP HCM tổ chức, hàng trăm doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị nhiều phương án hỗ trợ thị trường trong năm 2013. Hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng cơ hội địa ốc vượt bão thành công trong năm Quý Tỵ là rất thấp.

'Thuốc cứu bất động sản chưa đủ liều'


Gần 3 tháng kể từ thời điểm Nghị quyết 02 ra đời gỡ khó cho địa ốc, thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc. Các chuyên gia lo ngại liều thuốc chưa đủ mạnh và bất động sản cần có giải pháp tổng thể hơn.

Giải cứu bất động sản là một nhiệm vụ quan trọng được nêu tại Nghị quyết 02 Chính phủ ban hành ngày 7/1/2013 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Tâm lý chờ đợi bao trùm thị trường địa ốc


Doanh nghiệp chờ chính sách, khách hàng đợi giá nhà chạm đáy... làm địa ốc vốn khó khăn càng thêm trì trệ. Phát triển nhà xã hội là giải pháp tốt vực thị trường nhưng các chuyên gia cảnh báo cần thận trọng tránh lợi ích nhóm.

Lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc cho hay, hiện khó khăn của doanh nghiệp ông cũng như nhiều đơn vị khác là không có vốn để triển khai dự án, ngân hàng thận trọng cho vay, đầu ra còn tắc. Hơn ai hết, bản thân doanh nghiệp muốn tự mình thoái khỏi khó khăn chung của thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ngoại trừ những ông lớn xây dựng, nhìn chung doanh nghiệp địa ốc rơi vào cảnh "lực bất tòng tâm".

Điêu đứng vì mua đất chưa có sổ đỏ


Chấp nhận bán mức giá chỉ bằng một phần ba lúc mua nhưng mảnh đất của chị Thúy vẫn không có ai hỏi. Đại diện một số sàn giao dịch cho biết, loại hình đất xen kẹt (đất chưa có sổ đỏ) hiện gần như không có giao dịch.

Đất vườn ao, nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận là thổ cư nên có mức giá thấp hơn nhiều so với loại có sổ đỏ. Khi bất động sản còn tăng nóng, những mảnh đất xen kẹt như thế này cũng có mức giá hàng chục triệu đồng một m2, tùy từng địa điểm. Tuy nhiên, địa ốc rớt giá, các phân khúc đều chịu chung số phận ế ẩm, nhiều người mua đất xen kẹt chấp nhận bán bằng một phần ba giá lúc mua nhưng không có người mua.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Nên dành toàn bộ 30.000 tỉ đồng cho dân vay mua nhà!


Hiệp hội BĐS TPHCM là nơi xuất phát đề xuất hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi để người có thu nhập thấp có cơ hội mua nhà nhằm kích cầu thị trường BĐS.

Nhân sự kiện Dự thảo lần 4 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7.1.2013 của Chính phủ, PV Lao Động có cuộc phỏng vấn ông Lê Hoàng Châu (ảnh) - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM - về những vấn đề được dư luận quan tâm.

Nhiều dự án BĐS siêu sang “đắp chiếu”


Một số dự án căn hộ “siêu sang” có giá bán vài chục tỷ đồng mỗi căn đang phải “đắp chiếu” để đó, hoặc thi công cầm chừng.

Những dự án căn hộ được cho là rất sang trọng, được thiết kế theo phong cách hoàng tộc châu Âu, theo ý tưởng của cung điện Versailles, Luis XIV, Pháp, thậm chí có dự án căn hộ còn được dát vàng,…
Tân Hoàng Minh Group là một trong số ít đơn vị tại Hà Nội có chiến lược phát triển các dự án như vậy, có thể kể đến như dự án D’.Palais de Louis trên đường Nguyễn Văn Huyên, dự án tại 24 Hàng Bài, dự án D’. LE PONT D’ OR  tại Hoàng Cầu, hay dự án tại Đặng Thai Mai, dự án tại khu D9, Phú Thượng, Tây Hồ,…

Kêu trời vì đô thị bỏ hoang: Tràn lan dự án chôn tiền


Những đợt sốt nóng, cấp phép dự án tùy tiện đã để lại những hậu quả khó lường.

Tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc... hàng trăm dự án nhà ở, phát triển đô thị bỏ hoang tràn lan nhìn rất xót xa. Còn đại diện lãnh đạo nhiều tỉnh, thành chỉ biết lắc đầu than: “khó gỡ”!?
Nhà hoang, dự án “chết”
Được quảng cáo là một “không gian châu Âu” đầy mơ ước nằm phía Bắc cửa ngõ Thủ đô, nhưng từ khi xây dựng cho đến nay cả chục năm trời mà khu đô thị Nam Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh vẫn rơi vào tình trạng hoang tàn. Cá biệt một số căn đã hoàn thiện thì cửa đóng then cài. Chủ đầu tư của khu đô thị Nam Từ Sơn là Công ty Thiên Đức.

Rót 30 nghìn tỷ đồng vào BĐS: Ai được vay?


30 nghìn tỷ đồng sẽ được rót vào thị trường bất động sản với lãi suất ưu đãi trong tháng 4 theo dự thảo mới của NHNN. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Ai sẽ được vay?

30 nghìn tỷ đồng sẽ được đổ vào thị trường bất động sản ngay từ giữa tháng tư tới, với lãi suất ưu đãi 6%/năm là nội dung trong Dự thảo thông tư vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, với kỳ vọng tạo cú hích cho thị trường bất động sản.

BĐS tuần 2 tháng 3: Hàng loạt chính sách cứu BĐS được ban hành


Dự kiến áp dụng lãi suất 6%/năm cho vay mua nhà từ 15/4, Bộ Xây dựng đồng ý chia nhỏ căn hộ và chuyển nhà thương mại sang nhà ở xã hội...là những chính sách được đặc biệt quan tâm trong tuần qua.

Loạn giá chung cư "rẻ thứ 2" Hà Nội trước khi mở bán: Dự án được đồn đoán "rẻ như Đại Thanh" Kim Văn – Kim Lũ dù chưa được mở bán chính thức đã "loạn giá" trên các trang rao vặt BĐS, đầy rẫy thông tin chào bán suất ngoại giao với giá từ 13-15 triệu đồng/m2. Ông Lê Thanh Thản – Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu khẳng định, hiện nay dự án chưa hề công bố thông tin mở bán. Công ty chỉ đầu tư thứ cấp xây dựng 1 tòa nhà chung cư tại dự án Kim Văn – Kim Lũ, nằm trên đường vành đai 3. Hiện nay, dự án đang thi công phần móng, tuy nhiên, theo dự kiến khoảng cuối tháng 3 này sẽ.

Đất đai ế, doanh nghiệp mở sân bóng mini cho thuê


Sau hơn một năm đình trệ của thị trường bất động sản, rất nhiều công trình đã thực hiện xong công tác giải phóng đền bù nhưng vẫn đắp chiếu vì chưa có vốn.

Để tận thu, nhiều doanh nghiệp đã cho thuê lại hoặc tự mở sân bóng đá mini để kinh doanh.
Ảnh minh họa

Sân bóng mini cạnh tòa nhà CT6 Khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà trên đường Trần Văn Lai (huyện Từ Liêm)

Những lưu ý để không bị 'hớ' khi mua căn hộ


Để tránh mua phải căn hộ bị treo giấy tờ, hoặc xảy ra những tranh chấp với chủ đầu tư… khách hàng nên tham khảo ý kiến luật sư và tìm hiểu kỹ về dự án cũng như chủ đầu tư trước khi quyết định mua.

Anh Huân, ở trọ khu vực Ba Đình, Hà Nội đang tìm mua căn hộ khoảng 1 tỷ đồng để ở suốt 3 tháng nay. Tuy nhiên, khách hàng này đang rất bối rối.
"Những dự án tầm giá đó đều chưa hoàn thiện, phải chờ vài năm mới ở được. Tôi lo không biết đóng tiền rồi, chủ đầu tư có xây dựng tiếp không hay lại 'đắp chiếu' dự án. Bên cạnh đó, tôi cũng băn khoăn về giấy tờ pháp lý của dự án mà không biết tìm hiểu qua nguồn nào", anh Huân cho hay.
Khách hàng này cũng nói, chủ yếu những thông tin anh tìm hiểu qua các diễn đàn, trang web và người thân quen... Trong đó, mỗi người lại đưa ra những ý kiến khác nhau khiến anh gần như bị nhiễu thông tin nên vẫn chưa quyết định được.

Mòn mỏi chờ cơ chế xây nhà thu nhập thấp


Hơn hai tháng sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 gỡ khó cho địa ốc, doanh nghiệp Hà Nội vẫn loay hoay chờ cơ chế thông thoáng để chuyển đổi sản phẩm, kích cầu thị trường.

Ngày 18/3, Bộ Xây dựng làm việc cùng UBND TP Hà Nội về phát triển chính sách nhà ở. Ông Trần Ngọc Anh - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viglacera cho biết, tổng công ty được giao triển khai 4 dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp đang gặp khó ở Khu đô thị Tây Mỗ. 585 căn hộ trước đã được duyệt quy hoạch nhưng nay đành phải chờ quy hoạch phân khu. “Tổng công ty có kế hoạch khởi công trước 30/4 nhưng hiện còn nhiều vướng mắc”, ông Ngọc Anh chia sẻ.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Doanh nghiệp địa ốc buôn nông sản lấy tiền nuôi quân


Chủ tịch Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Lê Chí Hiếu cho biết năm 2013 doanh nghiệp sẽ mở thêm ngành phụ là kinh doanh nông sản để có tiền nuôi quân trong khi chờ địa ốc hồi phục. 

Ông trùm nhà giá rẻ: 'Cứu bất động sản biết bao tiền cho đủ?'


Từng gây sốc bán nhà giá dưới 10 triệu đồng mỗi mét vuông, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu Lê Thanh Thản nói với VnExpress rằng nên để thị trường bất động sản tự cứu mình khỏi khó khăn hiện nay.

- Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề bất động sản, ông dự đoán như thế nào về thị trường trong năm 2013?
- Tôi cho rằng thị trường năm nay vẫn khó khởi sắc. Có 2 lý do. Một là doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Thứ 2 là người mua không còn nhiều, những khách có tiền thì đều đã mua rồi. Những năm về trước, những nhà đầu tư thứ cấp chiếm tới 70% trên thị trường, người có nhu cầu thực chỉ chiếm 30%. Giờ bất động sản không phải kênh đầu tư hời như trước được nữa nên họ cũng bớt mặn mà hơn nên giao dịch chắc chắn vẫn ảm đạm.

'Năm nay, giới đầu tư địa ốc chỉ nên đọc sách'


Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, với các nhà đầu tư cá nhân, nhất là đội quân lướt sóng chỉ nên mua sách bất động sản để đọc, tránh chuyện mất tiền oan trong năm Quý Tỵ.


Hàng loạt doanh nghiệp phải tính lại tiền sử dụng đất


Nhiều dự án như khu đô thị mới như C.E.O, Kim Chung Di Trạch, An Lạc, Quốc Oai, Lideco... phải xác định lại tiền sử dụng đất cũng như phạt nộp chậm. 

MGM rút khỏi khu phức hợp casino Hồ Tràm


Không tiết lộ lý do MGM rút khỏi dự án Hồ Tràm Strip, chủ đầu tư chỉ cho biết đang cân nhắc một thương hiệu mới và phù hợp để điều hành khu nghỉ dưỡng casino thuộc dự án 4 tỷ đôla tại Hồ Tràm.

Công ty Asian Coast Development Limited (ACDL) vừa phát đi thông báo cho biết công ty MGM Resorts International (MGM) hiện không còn điều hành khu nghỉ dưỡng thuộc cụm tổ hợp du lịch Hồ Tràm Strip.
Lý do không được phía ACDL tiết lộ song chủ đầu tư cho biết đang cân nhắc một thương hiệu mới và phù hợp để điều hành khu nghỉ dưỡng ở Hồ Tràm Strip. Dự án có nhiều ông lớn hợp tác như quỹ đầu tư Harbinger Capital, Pinnacle Entertainment... Chủ đầu tư cũng khẳng định, các cổ đông chiến lược đều tái xác nhận việc cam kết đầu tư lâu dài đối với dự án.

HUD bị nhắc nhở vì chậm báo cáo tiến độ dự án


Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư Khu đô thị Mỹ Đình 2 (Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị - HUD) và Khu đô thị Thạch Bàn (Công ty TNHH Berjaya –Handico 12) báo cáo về tình hình rà soát dự án.

'Tránh lợi ích nhóm khi cứu bất động sản'


Khẳng định phá băng bất động sản có thể làm giảm nợ xấu, kích thích nền kinh tế tăng trưởng, song Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh cần kiểm soát để dòng tiền không chảy vào doanh nghiệp địa ốc "thân quen".

Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa công bố bản tin Kinh tế vĩ mô số 8 quý I/2013 trong đó nhận định về thị trường và nợ xấu bất động sản. Tính đến 30/9, nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và dịch vụ chiếm 19,25%, đứng thứ 2 sau công nghiệp chế biến chế tạo (22,5%). Vấn đề nợ xấu và giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản hiện được quan tâm đặc biệt, bởi nợ xấu bất động sản kéo theo sự trì trệ của hai ngành quan trọng là xây dựng (tạo 3,3 triệu lao động) và vật liệu xây dựng (trên 500.000 lao động).
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trong bối cảnh thị trường bất động sản được dự báo còn tiếp tục điều chỉnh từ trạng thái bong bóng về cân bằng, giá trị bất động sản sẽ phải co lại, các khoản nợ tiếp tục nở ra vì doanh nghiệp phải tiếp tục trả lãi suất cao. Sự kéo dài của tình trạng "nợ nở ra, tài sản co lại" sẽ làm không ít doanh nghiệp bị cạn vốn và phá sản, ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản của các ngân hàng. Lĩnh vực bất động sản là biểu hiện rõ nét nhất của nền kinh tế bong bóng được tạo ra do chính sách tài khóa và tiền tệ được nới lỏng kéo dài dẫn đến đầu cơ trên diện rộng.
Ảnh: Hoàng Lan
Phá băng địa ốc có thể giảm hàng tồn kho bất động sản. Ảnh: Hoàng Lan

Chính phủ yêu cầu hạ cấp dự án địa ốc để giảm tồn kho


Bộ Xây dựng phải hướng dẫn các địa phương trong việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành xã hội. Các nhà băng cần dành lượng vốn hợp lý để cho vay đối với các dự án này.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương tổ chức rà soát, cơ cấu lại thị trường sang phân khúc thấp. Bên cạnh đó, cơ quan này cần có biện pháp nhằm giảm hàng tồn kho và hướng dẫn các địa phương chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành xã hội. Trước đó, theo thống kê của Bộ Xây dựng, hàng tồn kho cả nước hiện có khoảng hơn 16.000 căn hộ chung cư, trên 4.000 nhà thấp tầng và gần 26.000m2 nhà văn phòng cho thuê.

Cơ hội trúng ôtô khi mua đất nền


Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh vừa tung chương trình khuyến mãi đón xuân mới với tổng giá trị giải thưởng dành tặng khách hàng lên tới hơn 4 tỷ đồng.

Chương trình "Xuân an khang - nhận lộc vàng" bắt đầu từ ngày 20/2 đến 20/5. Khi mua các sản phẩm do Kim Oanh phân phối, khách hàng sẽ nhận phiếu tham gia bốc thăm và có cơ hội nhận được giải đặc biệt là một xe hơi Chevrolet trị giá 299 triệu đồng, giải nhất là một lô đất sổ đỏ 100m2 tại Mỹ Phước 3 có trị giá 165 triệu đồng.
Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và đại diện Kim Oanh trao giải đặc biệt cho khách hàng trúng thưởng năm 2012.

'Thuốc cứu bất động sản chưa đủ liều'


Gần 3 tháng kể từ thời điểm Nghị quyết 02 ra đời gỡ khó cho địa ốc, thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc. Các chuyên gia lo ngại liều thuốc chưa đủ mạnh và bất động sản cần có giải pháp tổng thể hơn.

Giải cứu bất động sản là một nhiệm vụ quan trọng được nêu tại Nghị quyết 02 Chính phủ ban hành ngày 7/1/2013 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Theo đó, Chính phủ và các bộ ngành tạo cơ chế thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp bất động sản giải phóng hàng tồn kho, cơ cấu sản phẩm và tiếp cận vốn vay. Các doanh nghiệp cũng được giảm, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất. Đặc biệt, để kích cầu trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của từng ngân hàng) để cho các đối tượng thu nhập thấp và cán bộ công chức thuê, mua nhà. Các đối tượng này cũng có cơ hội vay lãi suất thấp từ nguồn tái cấp vốn khoảng 20.000 - 40.000 nghìn tỷ đồng trong thời hạn 10 năm để thuê, mua nhà.
Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực phân tích: "Nghị quyết 02 bắt đúng bệnh, cho đúng liều nhưng Chính phủ lại không có tiền mua thuốc". Theo ông Đực, điều khó khăn nhất trong lúc này là dư luận cũng không đồng tình việc Chính phủ bơm tiền để cứu thị trường. Nếu bơm vài chục nghìn tỷ thì cũng như muối bỏ bể, chưa chắc ngân hàng đã giải ngân cho đúng đối tượng còn bơm nhiều hơn thì ngân sách không kham nổi.

Nhà liền kề San hô giữa sóng nước Hạ Long


Nằm trong Khu đô thị hiện đại Halong Marina, khu phố San hô sang trọng nổi bật với lối kiến trúc mở của những vườn cây xanh cùng không gian trong lành của biển khơi.

Lấy ý tưởng từ những dải san hô biển, khu nhà liền kề San hô được thiết kế theo thế uốn lượn tự nhiên của san hô pha trộn với lối kiến trúc hiện đại. Bước chân vào khu căn hộ, gia chủ sẽ cảm nhận ngay được không khí trong lành đến từ những hàng cây xanh bao cùng hương vị của biển cả, của gió và nước.

Doanh nghiệp bất động sản tính kế khác để sinh nhai


80% doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đều sụt giảm lợi nhuận trong năm 2012. Nhiều đại gia phải trông chờ vào ngành kinh doanh khác để tồn tại. 

Đầu tháng 3/2013, 60 trên 66 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, theo số liệu thống kê của VNDirect. Trong đó, 11 doanh nghiệp báo lỗ, nhiều hơn năm 2011 hai đơn vị. Những công ty còn lại có lãi thì có tới 80% đơn vị giảm lợi nhuận so với năm 2011.
Tổng lợi nhuận sau thuế toàn ngành bất động sản niêm yết đạt gần 3.263 tỷ đồng, chỉ bằng 78% của năm 2011. Lỗ nặng nhất năm 2012 phải kể đến Công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), 487 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, Đô thị Kinh Bắc lãi gần 78 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch năm qua, cổ phiếu KBC cũng rớt 23% giá, xuống còn 9.300 đồng, tính theo giá đóng cửa ngày 1/3.
Đơn vị gánh lỗ "khủng" thứ hai là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, mã: SJS) khi bị âm hơn 302 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 2012. Trước đó, hồi năm 2011, Sudico cũng bị lỗ gần 80 tỷ đồng.
Năm 2012 được xem là thời điểm khó khăn nhất của bất động sản, Ảnh: Vũ Lê
Năm 2012 được xem là thời điểm khó khăn nhất của bất động sản. Ảnh: Vũ Lê

Cấp 6 triệu sổ đỏ trong năm 2013


Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường cho biết, còn 45 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó, 11 địa phương đạt tỷ lệ rất thấp, dưới 7%.

Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tối 3/3, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hoàn thành trên 80% tiến độ.
Hiện 18 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó 7 tỉnh đã hoàn thành gồm Đồng Tháp, An Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Bạc Liêu, Bình Dương. Còn 45 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành cơ bản công tác này, trong đó, 11 địa phương đạt tỷ lệ rất thấp, dưới 7% diện tích đất được cấp.

'Bất động sản cần 6 năm để phục hồi'

Theo chuyên gia quốc tế John Sheehan, địa ốc không đủ khả năng tự cứu mình nên cần có sự can thiệp mạnh, đúng thời điểm của Chính phủ. Hiện tại, giá bất động sản chưa về thực nên nhà đầu tư cần chờ đợi.
Ông John Sheehan là một chuyên gia quốc tế rất am hiểu về các danh mục vay của ngân hàng. Ngoài ra, ông là thành viên Tổ chức giám định bất động sản Hoàng Gia (FRICS) của Anh. Ngày 28/2, ông đến Việt Nam và có cuộc trao đổi với báo giới về tình hình thị trường bất động sản cũng như vấn đề về nợ xấu.
Nợ xấu bất động sản khoảng 1,34 tỷ đôla, còn nợ xấu của Việt Nam khoảng 12 tỷ đôla. Ông đánh giá thế nào về những con số này?